- Tháng mười hai 8, 2024
Bài toán khiến cả cõi mạng thừa nhận không giỏi bằng học sinh tiểu học: “Trên thuyền có 70 con gà, 20 con vịt, hỏi người lái tàu bao nhiêu tuổi?”
Toán tiểu học ngày nay không còn đơn giản như trước. Với sự thay đổi liên tục trong chương trình học và phương pháp giảng dạy, các bài toán tiểu học đã trở nên phức tạp và đa dạng hơn, đòi hỏi khả năng cập nhật kiến thức không ngừng từ phía phụ huynh. Nếu không thường xuyên “update”, phụ huynh chắc hẳn sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc hỗ trợ con học tập.
Mới đây, một phụ huynh Trung Quốc tên Bình Siêu đã chia sẻ lại bài toán cực “hack não” mà cậu con trai đang học tiểu học của chị vừa gặp phải trên mạng xã hội. Không chỉ khiến học sinh khóc lóc, mà bài toán này còn khiến chính phụ huynh như chị vò đầu bứt tóc vì nghĩ mãi không ra được đáp án.
Nội dung bài toán cụ thể như sau: “Trên thuyền có 70 con gà, 20 con vịt, hỏi người lái tàu bao nhiêu tuổi?”.
Nhìn lướt qua, các dữ kiện của bài toán chẳng liên quan gì đến nhau. Rõ ràng cho dữ kiện là con gà và con vịt, sau cùng lại hỏi thuyền trưởng bao nhiêu tuổi. Không đánh đố thì là gì?
Trước bài toán này, con của chị Bình Siêu không đưa ra được đáp án. Về phần mình, chị tạm thời nghĩ ra hướng giải: “Thuyền trưởng cũng phải ít nhất 18 tuổi, vì nếu ít tuổi hơn thì không được phép điều khiển một con thuyền”.
Người mẹ này cảm thấy đáp án cũng khá hợp lý, thế nhưng vẫn có gì đó chưa thỏa đáng, chính vì vậy, chị đã tiến hành tham khảo thêm nhiều ý kiến từ các em học sinh khác cũng như phụ huynh của các em.
Con của phụ huynh thứ nhất chia sẻ: “Vì bài toán có số gà và vịt, nên con nghĩ chúng ta nên làm mọi cách để liên kết chúng. Nên con lấy số lớn trừ số bé, tức số gà trừ số vịt thành phép tính: ’70 – 20 = 50′. Tóm lại, truyền trưởng năm nay 50 tuổi”.
Một học sinh khác lại cho rằng: “Bài toán này không có đáp án vì số lượng gà và vịt đâu có liên quan đến tuổi của thuyền trưởng đâu”.
Thấy mỗi học sinh ra một đáp án khác nhau, nên người mẹ đã đến trực tiếp để giỏi giáo viên của con. Theo đó, cô chủ nhiệm nói trên thực tế câu hỏi này không hề có đáp án. Bởi lẽ, nhiều bài toán trong chương trình học tiểu học được thiết kế không chỉ để kiểm tra kiến thức cơ bản mà còn nhằm phát triển khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Các bài toán mở không có đáp án cụ thể thách thức học sinh suy nghĩ một cách linh hoạt và tìm ra nhiều giải pháp khác nhau cho cùng một vấn đề, qua đó rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về bài toán này?
- Nguồn:
- LINK