• Tháng hai 17, 2025

Bố chồng vay 200 triệu mãi không trả, chờ ngày chồng tôi đi vắng thì tìm đến tận nhà khiến tôi hoảng loạn: “Tha cho con…”

Bố chồng vay 200 triệu mãi không trả, chờ ngày chồng tôi đi vắng thì tìm đến tận nhà khiến tôi hoảng loạn: “Tha cho con…”

Giai đoạn trung niên là 1 giai đoạn đặc biệt. Khi ấy, bạn vừa phải chống chọi với áp lực cuộc sống, tuổi tác, vừa phải làm tròn hiếu đạo, quán xuyến cửa nhà, nhưng đâu phải vậy là xong, bạn còn phải cạnh tranh với lớp trẻ để mình không quá tụt hậu. Những áp lực đó nếu không tìm được người để chia sẻ và giải toả thì ngày qua ngày sẽ trở thành 1 nỗi khổ tâm lớn, rất có thể, trầm cảm lúc nào cũng chẳng hay!

Và nhóm hội chia sẻ những câu chuyện thầm kín đang hot trên Weibo mới xuất hiện một câu chuyện thu nhận được nhiều ý kiến quan tâm từ phía cư dân mạng. Bài viết viral vì mở ra nhiều khía cạnh cuộc sống với những hỉ nộ ái ố không ai có thể hình dung nổi.

Đến cuối cùng, nhiều người bối rối vì không rõ nếu mình ở trong hoàn cảnh của “khổ chủ” sẽ đưa ra quyết định như thế nào, bởi nó vượt quá tầm của điều gọi là: Giới hạn của sự chịu đựng!

Hôn nhân “đũa lệch”

Đó là câu chuyện của Thẩm Trình (45 tuổi, nhân viên cấp cao của 1 công ty có tiếng). Thẩm Trình là gái phố, gia đình điều kiện cơ bản, có ít của để dành. Tuy nhiên, 40 tuổi mới quyết định kết hôn. Ở cái tuổi mà mọi người nhận xét là “quá lứa” thì cơ hội tìm kiếm 1 người đàn ông tốt của cô cũng không nhiều. Thẩm Trình quyết định hạ thấp tiêu chuẩn, lấy 1 chàng trai quê, kém mình 3 tuổi, gia đình nghèo và đang làm bảo vệ cho một công ty, gần nơi cô làm việc.

Bố chồng vay 200 triệu mãi không trả, chờ ngày chồng tôi đi vắng thì tìm đến tận nhà khiến tôi hoảng loạn: "Tha cho con..."- Ảnh 1.

Nhiều người bạn của Thẩm Trình không tác hợp cuộc hôn nhân “đũa lệch” này. Gia đình cô dĩ nhiên là cật lực phản đối nhưng nghĩ lại, dù sao con mình cũng lớn tuổi, thôi thì lấy đại 1 tấm chồng để có trải nghiệm cuộc sống hôn nhân, có con, sau này nếu gặp bất trắc cũng chẳng quá thất vọng.

Từ ngày kết hôn với A. Đạt, gia đình cô không lui tới căn hộ của của 2 người ở Trùng Khánh (Trung Quốc), họ nghĩ rằng A. Đạt không xứng là con rể trước sau gì cũng sẽ là người dưng.

A. Đạt cảm nhận được điều này. Anh cũng không quá mặn mà trong việc kết nối với họ hàng nhà vợ, hay dắt vợ mình về quê để giới thiệu với dòng họ của anh. Hàng ngày, A. Đạt lủi thủi làm việc, tối về nói vài câu với vợ, con gái rồi chui vào đắp chăn giả vờ ngủ. Cuộc sống thật sự nhìn bên ngoài rất bình yên nhưng bên trong hôn nhân nguội lạnh, nhạt nhẽo và không hề có bất cứ 1 thứ kết nối nào giữa 3 con người sống trong 1 gia đình.

Bố chồng vay 200 triệu mãi không trả, chờ ngày chồng tôi đi vắng thì tìm đến tận nhà khiến tôi hoảng loạn: "Tha cho con..."- Ảnh 2.
Bố chồng vay 200 triệu mãi không trả, chờ ngày chồng tôi đi vắng thì tìm đến tận nhà khiến tôi hoảng loạn: "Tha cho con..."- Ảnh 3.

Thẩm Trình là mẫu phụ nữ hiện đại và độc lập. Cô không khinh thường chồng nhưng cũng không quá quan tâm đến anh. Cuộc đời của 2 người vốn là những đường thẳng song song từ trước thì nay, lại càng không thể tìm được chỗ giao cắt.

Sự nhạt nhẽo ấy kéo dài cho đến 1 ngày, có 1 biến cố xảy ra khiến đời Thầm Trình đảo lộn.

“Trình à, con có tiền không dùng đến không, cho bố vay 200 triệu” , bố chồng ở quê bất ngờ gọi điện cho cô, hỏi vay tiền.

“Bố… bố cần tiền có việc gì ạ? Để con nói chồng…” , Thẩm Trình bất ngờ nên không diễn đạt hết ý muốn nói.

“Đừng nói với nó, bố cần cho việc riêng, nếu con không có gì thôi”, ông cụ toan tắt máy.

“Ấy khoan bố ơi, để con gửi cho bố” , Thẩm Trình vội ngăn ông lại. Đồng ý cho mượn tiền. Với cô, đó không phải là con số lớn, cô chỉ sợ ông có bệnh tình gì cần số tiền đấy để chữa trị, không muốn làm khổ con trai nên đã hỏi vay con dâu.

Giao dịch hoàn thành, 200 triệu đã chuyển.

Nhưng, 3 tháng, 5 tháng, 1 năm rồi 2 năm… số tiền ấy ở đâu không thấy quay về. Cô cũng không dám tiết lộ với A. Đạt vì hai người vốn đã có khoảng cách, nay lại kể chuyện bố chồng ở quê mượn tiền trong khi ông cụ đã dặn “bí mật”. Sắp tới, bạn Thẩm Trình có rủ cô hùn vốn mở gian hàng trên mạng, cô muốn lấy lại số tiền này để đầu tư. Càng ngày, Thẩm Trình càng nóng lòng muốn đòi lại tiền.

“Bố à, số tiền bố vay của con, bao giờ bố trả con được?”, cô đánh bạo gọi cho bố chồng đòi tiền.

Đầu dây bên kia im lặng hồi lâu, tim Thẩm Trình cũng bắt đầu đập nhanh, cô có linh cảm chẳng lành…

“Đợi bố lên nhà con”, ông cụ nói rồi tắt máy.

Thẩm Trình rơi vào vòng xoáy 1 vạn suy nghĩ, cô nghĩ ra 1 vạn cái kịch bản khác nhau, nhưng chung quy lại vẫn là không hiểu chuyện gì đã xảy ra, có lấy lại được tiền hay không, không lấy lại được thì sao?….

Đúng ngày A. Đạt ở lại công ty, trực ca đêm, thì bố chồng đeo tay nải bấm chuông nhà tôi. Tôi bàng hoàng khi thấy ông đứng trước mặt, trong bộ dạng tiều tuỵ, có lẽ một phần vì phải đi xa.

Con dâu ngất xỉu vì tiết lộ của bố chồng

Ông bước vào nhà, từ tốn đi lại phía phòng khách. Trông ông không giống 1 người đến để trả tiền và sẽ rời đi nhanh chóng. Ông có vẻ ôn tồn và như sắp bắt đầu một câu chuyện gì đó mà có thể cả 2 bố con cần rất nhiều bình tĩnh để đón nhận. Và linh cảm của tôi đã đúng.

Ông ngồi trên ghế, bóng đổ xuống sàn, không dùng nước trà ấm mà tôi mời, những ngón tay già nua nhầu nhĩ đan chéo vào nhau. Ông bắt đầu nói, từng lời của ông khiến cuộc đời tôi thay đổi mãi mãi.

“Bố cũng chẳng định giấu con. Vì chuyện gì cũng sẽ có lúc kết thúc. Bố muốn nói ra tất cả để nhẹ lòng. Đối với bố, ở tuổi này, đem theo những bí mật sang thế giới bên kia là 1 gánh nặng của sự trừng phạt mà số phận đặt để lên bố. Bố đã lừa dối con. A. Đạt cũng lừa dối con. Năm đó, vì thấy con khá giả lại đang muốn kết hôn. Bố và nó đã vẽ ra một kế hoạch. A. Đạt thật ra đã có 1 đời vợ, chưa tổ chức lễ cưới nhưng đã có con, ở quê. Cô gái đó không được bình thường, lúc nhớ lúc quên, 2 mẹ con sống vất vả. Bố luôn muốn làm tròn trách nhiệm của 1 người ông bảo bọc 2 mẹ con nó. Bố nói với A. Đạt, nếu cô gái thành phố đó thích con, con cứ kết hôn, sau này nếu khấm khá mang tiền về nuôi 2 mẹ con nó. Dù sao, nó cũng là con của con.

Nhưng bố không ngờ, A. Đạt lại ký vào khước từ tài sản khi bước vào cuộc hôn nhân này. Nó bất mãn cũng bỏ rơi luôn 2 mẹ con ở dưới quê. Họ sống rất khó khăn. Đó là một phần tội lỗi của bố.

Bố nói A. Đạt gửi tiền về chăm con nhưng nó bảo mấy năm qua làm ăn không có dư. Nên bố mới đánh bạo mượn con, đem cho 2 mẹ con nó trang trải giữa lúc ốm đau. Bố có thể “sống để dạ, chết mang theo” câu chuyện này, nhưng bố cứ thấy có lỗi với con. 200 triệu đó bố không có tiền trả lại thì bố sẽ bán đất. Nếu không bán được đất, bố sẽ đem hết tiền bảo hiểm tuổi già của bố đưa cho con khi đến hạn… Nói chung, tiền không phải là vấn đề. Bố muốn con biết sự thật. Bố cảm thấy ăn năn hối hận vô cùng vì sự bày vẽ sai lầm của mình dẫn đến kết cục ngày hôm nay. Bố cứ nghĩ rồi hai mẹ con nó sẽ sống ổn, nhưng không… mọi thứ cứ dần tệ đi và bố không thể nào gánh vác tiếp nữa”.

Thẩm Trình quỵ ngã. Cô thấy trần nhà quay cuồng. Đèn trong phhòng khách chớp tắt liên tục. Mắt cô cố mở nhưng không thể nào.

1 tiếng sau, cô thấy mình đang nằm trong viện. Thì ra cô bị ngất vì quá sốc khi nghe câu chuyện của người bố chồng mang đến. Lúc này khoảng 2h sáng, ông vẫn ngồi trong phòng bệnh chờ con dâu tỉnh lại.

Thẩm Trình nhẹ xoay người rồi ngồi dậy nhưng thân thể, đầu óc như đã hoàn toàn không thuộc về mình. Cô tiến đến gần bố chồng, ngồi thụp xuống khóc như 1 đứa trẻ.

“Con van bố, hãy tha cho con, tha thứ cho con. Con biết sau khi nói ra sự thật này, bố đã nghĩ đến kịch bản xấu nhất. Nhưng ngay cả bố đã nghĩ về điều đó thì con cũng không thể ngăn cản nó xảy ra. Con sẽ ly hôn A. Đạt. Con xin lỗi bố, con không thể chấp nhận sống tiếp với 1 người đàn ông vừa lừa dối mình lại vừa “máu lạnh” với chính đứa con mình sinh ra. Con không muốn con của con lớn lên phải đối mặt với quá khứ sai làm của cha nó”, Thẩm Trình khóc nức nở.

Bố chồng cô lặng yên.

Cuối cùng, Thẩm Trình và A. Đạt ly hôn. Ngày ra toà, A. Đạt không nói gì, chỉ lặng lẽ ngồi ở 1 góc phòng và cam chịu ký tên vào tờ đơn.

Bố chồng vay 200 triệu mãi không trả, chờ ngày chồng tôi đi vắng thì tìm đến tận nhà khiến tôi hoảng loạn: "Tha cho con..."- Ảnh 4.

Thẩm Trình đã về quê chồng, hỏi thăm về người vợ của A. Đạt và đứa con mà anh đã có trước khi tiến đến hôn nhân với cô. Cô không tiết lộ mình là ai, chỉ tặng họ 1 số tiền rồi vội vã rời đi. Thẩm Trình không dám hé răng câu chuyện này với ai, cô chọn tâm sự trên nhóm kín để tìm chút giải toả về mặt tinh thần.

Cô cũng không gặp lại bố chồng cũ từ lần đó. Ông cũng không dám gọi điện hay tìm cô. Mỗi người lại quay về đúng nơi mà mình đã thuộc về, như chưa từng gọi nhau 2 tiếng gia đình.

Nhiều người cho biết, họ đã khóc khi đọc câu chuyện này. Ai cũng là người đau khổ, dù có lỗi hay không. Suy cho cùng, đừng đem tình yêu hay hôn nhân ra làm phép thử, bởi người tổn thương không ai khác chính là bạn. Một số netizen lên án A. Đạt là người đàn ông đớn hèn vì ham bạc vàng bỏ tình nghĩa, mong rằng sau này, anh có thể sống tốt cuộc đời của mình, bù đắp cho những người cần bù đắp và không bao giờ lặp lại sai lầm. Thương con và bảo bọc con có nhiều cách, thương con như người bố trong câu chuyện này là đang hại con. Cuối cùng, là 1 người phụ nữ, hãy mạnh mẽ kể cả khi bước vào lẫn khi bước ra khỏi 1 cuộc hôn nhân. Có như vậy, bạn mới có thể làm chủ hạnh phúc.

Để lại phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *