• Tháng mười hai 1, 2024

Cậu bé 5 tuổi đã cận 10 độ vì thói quen này của người mẹ

Cậu bé 5 tuổi đã cận 10 độ vì thói quen này của người mẹ

Trang Sohu đưa tin, một bé trai tên Lạc Lạc (Trung Quốc), khi nhìn người khác thường hay nheo mắt lại, cha mẹ cậu bé cảm thấy có điều bất thường nên đã đưa con mình tới bệnh viện kiểm tra.

Tại bệnh viện, bác sĩ tiến hành kiểm tra mắt và phát hiện cậu bé bị cận thị nặng, gần 1000 độ (theo cách tính của người Trung Quốc). Theo đó, cứ 100 độ cận theo cách tính của Trung Quốc sẽ tương đương tỷ lệ với 1D (đi-ốp) của Việt Nam. Vì vậy, nếu tính toán theo đi-ốp của người Việt, Lạc Lạc cận gần 10 độ.

Bác sĩ cho biết, mắt phải của Lạc Lạc cận 975 độ, loạn thị 225 độ, mắt trái cận 750 độ, loạn thị 300 độ, thị lực không kính chỉ có 0.25, sau khi đeo kính cả hai mắt mới nhìn được 0.3. Đồng thời, tật cận thị nặng của Lạc Lạc còn gây ra lác mắt ngoài khoảng 15 độ cho cả hai mắt.

Cậu bé 5 tuổi đã cận 10 độ vì thói quen này của người mẹ- Ảnh 1.

Do sử dụng thiết bị điện tử từ quá sớm và trong thời gian dài, Lạc Lạc bị cận thị nặng (Ảnh AI)

Điều đáng lo ngại hơn là, bác sĩ phát hiện hình ảnh đáy mắt của Lạc Lạc có hoa văn giống báo đốm, dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thị lực. Cậu bé cần tái khám 3 tháng một lần và điều chỉnh thị lực bằng kính.

Qua tìm hiểu thói quen sinh hoạt, bác sĩ mới biết rằng, hóa ra khi Lạc Lạc 3 tuổi, mẹ cậu bé đã mua cho bé một cái iPad, ban đầu chỉ muốn cho con trai làm quen với việc học sớm, không ngờ cậu lại rất thích học, mỗi ngày dùng iPad từ 6 tiếng đồng hồ trở lên.

Bác sĩ cho biết, có thể là do yếu tố di truyền, cộng thêm việc sử dụng thiết bị điện tử sớm và trong thời gian dài như vậy, đã dẫn đến tình trạng cận thị nặng của Lạc Lạc.

Điều đáng tiếc là, tình trạng của Lạc Lạc không thể đảo ngược, khi độ tuổi tăng dần thì độ cận thị cũng sẽ tăng theo.

Những yếu tố khiến trẻ bị cận thị là gì?

Có 2 yếu tố gây cận thị:

1. Yếu tố di truyền

Ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em và thanh thiếu niên có tiền sử gia đình bị cận thị nặng.

2. Yếu tố môi trường

Chủ yếu là việc sử dụng mắt quá sức ở khoảng cách gần, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ cận thị cao ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Trên thực tế, cả việc nhìn vào điện thoại và đọc sách đều thuộc về việc sử dụng mắt ở khoảng cách gần.

Cho dù ở trường học hay ở nhà, việc đọc sách là điều không thể tránh khỏi. Việc đọc sách trong thời gian dài liên tục ở khoảng cách gần cũng sẽ ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.

Cứ sau 30-40 phút đọc hoặc viết, nên nhìn xa hoặc nhắm mắt nghỉ ngơi 5-10 phút để kết hợp làm việc và nghỉ ngơi.

Cậu bé 5 tuổi đã cận 10 độ vì thói quen này của người mẹ- Ảnh 2.

Muốn tránh cận thị cần chú ý điều gì?

Nếu không muốn con mình sớm phải đeo kính, cha mẹ cần chú ý những điều dưới đây:

– Tăng cường các hoạt động ngoài trời

Trẻ em và thanh thiếu niên nên duy trì hoạt động ngoài trời ít nhất 2 giờ mỗi ngày vào ban ngày, hoặc tổng cộng 14 giờ mỗi tuần.

– Kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị điện tử

Trẻ sơ sinh từ 0-3 tuổi không nên sử dụng điện thoại, máy tính bảng, máy tính và các sản phẩm điện tử có màn hình khác.

Trẻ từ 3-6 tuổi nên hạn chế tiếp xúc và sử dụng các sản phẩm điện tử có màn hình. Học sinh trung học không sử dụng màn hình điện tử với mục đích khác ngoài học tập, mỗi lần không quá 15 phút, tổng cộng không quá 1 giờ mỗi ngày.

– Kiên trì nguyên tắc “20-20-20”

Cứ 20 phút sử dụng mắt ở khoảng cách gần, hãy nhìn xa ra khoảng cách khoảng 6 mét trong 20 giây trở lên.

– Đảm bảo tư thế đọc và viết đúng

Mắt cách sách 1 gang tay, ngực cách bàn 1 nắm tay, tay cách ngòi bút 1 tấc.

Đọc sách ở nơi có ánh sáng vừa đủ, không quá sáng hoặc quá tối.

– Các yếu tố khác cần lưu ý

Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mắt, đặc biệt là vitamin A. Giấc ngủ giúp mắt phục hồi và hoạt động tốt hơn. Dụi mắt có thể làm tổn thương giác mạc và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Để lại phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *