• Tháng mười hai 1, 2024

Mãi mãi là bao lâu? Câu trả lời gây bất ngờ cho nhiều người. Yêu nhau 5 năm, 7 năm, đã kết hôn vẫn chọn bỏ cuộc!

Mãi mãi là bao lâu? Câu trả lời gây bất ngờ cho nhiều người. Yêu nhau 5 năm, 7 năm, đã kết hôn vẫn chọn bỏ cuộc!

Vì sao yêu 5 năm hay nhiều hơn thế, kết hôn rồi cũng vẫn chia tay?

Mới đây, thông tin cặp đôi diễn viên Phương Lan và Phan Đạt đường ai nấy đi khiến nhiều netizen tiếc nuối. Bởi cả hai đã từng nhận được nhiều sự ngưỡng mộ với mối tình hơn 5 năm trước khi kết hôn, và rồi ly hôn sau 1 năm về chung nhà.

Trong khi Phan Đạt không muốn chia sẻ về thêm về chuyện tình cảm, thì Phương Lan cho biết lý do tan vỡ đến từ sự khác biệt trong cuộc sống. Cô cũng khẳng định không có chuyện người thứ ba xen vào.

Không chỉ Phương Lan và Phan Đạt, mà ngoài đời, chúng ta chắc hẳn cũng từng biết đến những cặp đôi thế này: Họ yêu nhau trong thời gian dài, lên đến 5-7 năm, thậm chí 10 năm… nhưng vừa đặt chân vào hôn nhân 1 thời gian ngắn là tan vỡ.

“Yêu nhau thì dễ, kết hôn mới khó. Yêu nhau thì dễ, nhưng ở bên nhau mới khó”, “Tình yêu thật sự khác biệt với hôn nhân đến thế sao?”, “Mãi mãi là bao lâu?”, “Tình yêu là bay bổng, hôn nhân là thực tế phũ phàng”… những người đứng ngoài cuộc tình này, chỉ có thể thốt lên trong tiếc nuối và bất lực như thế.

Mãi mãi là bao lâu? Câu trả lời gây bất ngờ cho nhiều người. Yêu nhau 5 năm, 7 năm, đã kết hôn vẫn chọn bỏ cuộc!- Ảnh 1.

Phương Lan và Phan Đạt chính thức dừng lại sau 6 năm bên nhau.

Vì sao 2 người đã từng rất yêu nhau, nhưng vừa kết hôn lại khổ sở đến vậy?

Có những “dấu hiệu” báo trước cho điều đó, mà tôi muốn bạn cùng nhận ra, để hiểu hơn cho tâm lý của người trong cuộc. Đồng thời nhìn từ những dấu hiệu này để không bị mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân. Để hiểu vì sao: Họ hợp để yêu nhau, nhưng không hợp để kết hôn!

Có lẽ ai trong chúng ta cũng hiểu điều cơ bản: Tình yêu là lấy đi, còn hôn nhân là cho đi.

Khi yêu, chúng ta nghĩ nhiều về những gì mình nhận được từ người kia, hơn là đối phương đã bỏ ra bao công sức để đạt được điều đó. Còn sau khi kết hôn, chúng ta không thể chỉ nghĩ đến bản thân, mà còn phải xem partner đã bỏ ra những gì cho cuộc hôn nhân.

Khi yêu, người ta thường chỉ nhìn thấy ưu điểm của đối phương, mà bỏ ra những khiếm khuyết. Nhưng khi kết hôn vào lại khác. Hôn nhân là quá trình dài mà cả 2 vợ chồng sẽ phải “sống thật” và bộc lộ hết khuyết điểm. Chính những khuyết điểm này làm mất dần đi những điểm hấp dẫn, khiến cho cuộc hôn nhân có những “lỗ hổng”. Nếu muốn cuộc hôn nhân bền lâu, bạn cần tìm người có những khuyết điểm mà bản thân chấp nhận được trong thời gian dài.

Mãi mãi là bao lâu? Câu trả lời gây bất ngờ cho nhiều người. Yêu nhau 5 năm, 7 năm, đã kết hôn vẫn chọn bỏ cuộc!- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

Thử thách lớn nhất của hôn nhân không đến từ 2 người yêu nhau đến mức nào. Mà là khả năng yêu, từ đó chấp nhận chịu đựng đối phương đến mức nào.

Trước khi kết hôn, nhiều người cảm thấy mình và bạn đời yêu rất nhiều, cuộc sống hôn nhân chắc chắn không có gì là trở ngại. Nhưng chỉ 1 năm “sống thật” thôi, họ sẽ bắt đầu phàn nàn và không trau chuốt như hồi còn hẹn hò. Họ thường không về nhà ăn tối. Họ chọn cách chơi điện thoại trên xe, thay vì đi lên lầu dọn nhà cùng bạn đời.

Khi hoà giải ly hôn, các chuyên gia thường nghe một số phụ nữ phàn nàn về chồng như sau:

– “Trước khi kết hôn, anh ấy hứa sẽ chăm sóc và đối xử tốt với tôi cả đời. Nhưng vừa kết hôn xong, chuyện này đã thành quá khứ”.

– “Khi yêu nhau, anh ấy rất ân cần và luôn dành thời gian dù công việc có bận đến mấy. Nhưng sau khi cưới, anh ấy luôn nói rằng bận công việc và phải giao lưu vào buổi tối. Có khi đi đến 2h sáng mới về nhà. Công việc quan trọng hơn cả vợ à?”

Mãi mãi là bao lâu? Câu trả lời gây bất ngờ cho nhiều người. Yêu nhau 5 năm, 7 năm, đã kết hôn vẫn chọn bỏ cuộc!- Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Hiện tượng này rất phổ biến với các vợ chồng trẻ. Hầu hết họ đều bước hôn nhân vì trong lòng ngập tràn tình yêu, và những mộng tưởng đẹp đẽ về cuộc sống chung trong tương lai.

Thế nhưng chỉ sau khi kết hôn, mới phát hiện thực tế quá xa vời. Sau khi kết hôn, sự ngọt ngào của tình yêu dần tan biến. Khoảng cách này khiến họ không thể chấp nhận nên luôn phàn nàn, cãi vã và cuộc sống vui thì ít, cãi nhau thì nhiều.

Hôn nhân đòi hỏi “nghệ thuật sống chung”, chứ không chỉ đơn giản là tình yêu. Những người coi vẻ đẹp của tình yêu là tương lai của hôn nhân, lại thường chịu những đau đớn khi kết hôn. Bởi họ nhầm lẫn cuộc sống khi yêu chính là cuộc sống sau khi kết hôn.

Mãi mãi là bao lâu? Câu trả lời gây bất ngờ cho nhiều người. Yêu nhau 5 năm, 7 năm, đã kết hôn vẫn chọn bỏ cuộc!- Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ

Yêu thì dễ, còn hôn nhân thì không. Quản lý một cuộc hôn nhân còn khó hơn bắt đầu một mối quan hệ mới.

Yêu là chuyện của 2 người, không liên quan gì đến gia đình và con cái. Vào ngày Valentine, 2 người đi ăn, xem phim và chuẩn bị quà cho nhau. Để có ấn tượng sâu sắc với đối phương, bạn còn nhờ bạn bè chuẩn bị những bữa tiệc hoàng tráng. Nếu không có tiền, bạn có thể xin cha mẹ mua món quà sang trọng cho đối phương.

Nhưng bạn không thể tuỳ tiện như vậy sau khi kết hôn. Bạn phải đối mặt với nhiều áp lực như trả tiền mua nhà, mua ô tô, nuôi dạy con cái, tuổi già ập đến… Khi chưa có con, lúc rảnh có nhiều thời gian cho bản thân. Nhưng khi có con, thời gian nghỉ ngơi là chăm em bé hoặc giúp con làm bài tập. Trước kia có thể dành hàng đống tiền mua quần áo. Nhưng bây giờ khi nhận tiền thưởng cuối năm, cũng chỉ mua cho mình 1 chiếc túi xách.

Trước khi kết hôn, nhiều người nghĩ về hôn nhân rất đơn giản, là chuyện “một lần và mãi mãi”. Chính vì suy nghĩ đó khiến họ không lường trước những điều tầm thường sẽ diễn ra trong cuộc sống – những điều dù tẻ nhạt, nhưng chiếm đến 80% của 2 vợ chồng trong thời gian mới cưới.

Do đó nếu 2 người đang yêu nhau, thường xuyên xung đột vì những vấn đề nhỏ nhặt thì sau khi kết hôn, rất dễ chia tay. Vì đâu ai có thể chịu đựng được mãi. Nếu bạn hoặc đối phương luôn dễ phàn nàn như vậy, thì dù tình yêu có ngọt ngào đến đâu cũng sẽ có ngày bị tàn phai.

Mãi mãi là bao lâu? Câu trả lời gây bất ngờ cho nhiều người. Yêu nhau 5 năm, 7 năm, đã kết hôn vẫn chọn bỏ cuộc!- Ảnh 5.

Ảnh minh hoạ

Để sống vì nhau, khó vô cùng!

Để không bị “ngọt ngào đến mấy cũng tan thành mây”, bạn nên có nhìn nhận thực tế rằng: Tình yêu tạo nên hôn nhân. Nhưng hôn nhân không chỉ cần mỗi tình yêu. Cuộc sống hôn nhân có lâu dài hay không phụ thuộc rất nhiều vào “nghệ thuật sống chung” và cách bạn quản lý mối quan hệ.

Đầu tiên, hãy học cách giao tiếp. Nói một cách đơn giản, hãy biết giao tiếp. Dù chỉ 3 chữ đơn giản “biết giao tiếp”, nhưng để làm điều đó không hề dễ dàng. Sau khi hết hôn, nhiều cặp đôi ngày càng ít nói, thậm chí đến tuổi trung niên còn im lặng luôn.

Tình yêu là niềm vui từ cái nhìn đầu tiên, nhưng hôn nhân là mối quan hệ lâu dài. Giao tiếp hiệu quả không chỉ khiến hai người hoà hợp hơn, mà còn khiến cuộc hôn nhân trở thành trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Thứ hai, hãy giữ cho riêng mình và cho nhau không gian riêng. Một số người dễ đánh mất chính mình trong hôn nhân. Bởi sau khi kết hôn, họ luôn tập trung vào chồng, mọi việc họ làm đều là phục vụ chồng và không có cuộc sống riêng nào cả. Một khi bỏ chồng, họ không biết phải làm gì.

Cách tốt nhất để hòa hợp trong hôn nhân là phụ thuộc nhưng sống độc lập với nhau. Chúng ta không cần phải sống vì ai, cũng không cần ai hi sinh cho mình cả. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là cùng nhau phát triển, trong khi vẫn duy trì được sức hấp dẫn của bản thân. Để nếu hôn nhân có trục trặc, bạn vẫn còn đường lui và giữ được giá trị cho mình. 

Mãi mãi là bao lâu? Câu trả lời gây bất ngờ cho nhiều người. Yêu nhau 5 năm, 7 năm, đã kết hôn vẫn chọn bỏ cuộc!- Ảnh 6.

Ảnh minh hoạ

Thứ ba, học cách hiểu và bao dung những khuyết điểm của nhau. Như người ta thường nói: Không ai là hoàn hảo. Too good to be true – Cái gì quá tốt thì hoặc là phải trả giá đau đớn, hoặc là không có thật.

Khi yêu, chúng ta chỉ nhìn thấy những ưu điểm ở đối phương và cảm thấy người kia nói gì cũng đúng. Nhưng nếu muốn bắt đầu cuộc hôn nhân, bạn phải suy nghĩ xem liệu mình có thể chấp nhận những khuyết điểm của đối phương hay không. 

Bởi vì cuộc sống hôn nhân sẽ bộc lộ những khuyết điểm lớn nhất của một người. Nếu không thể bao dung và thấu hiểu những khuyết điểm của đối phương, thì những cuộc cãi vã chắc chắn sẽ khó tránh khỏi trong cuộc sống. Điều đó đòi hỏi sức chịu đựng của bạn sẽ lớn cỡ nào.

Không chỉ tình yêu, những vấn đề cơm áo gạo tiền sẽ dần xuất hiện. Đây không phải là thử thách, mà là trạng thái bình thường của hôn nhân. Cuộc sống kết hôn không khiến người ta thất vọng, cũng không phải do 2 vợ chồng hết yêu. Mà do khoảng cách trong tưởng tượng và sau khi kết hôn quá xa vời.

Một người hiểu rõ về khoảng cách thực tế, thích nghi với cuộc sống hôn nhân, học cách chịu đựng (trong sự giới hạn của bản thân), thì sẽ có cách “sống chung” với bạn đời mãi mãi.

Suy cho cùng, lý thuyết thì dễ nhưng thực hành mới khó. Ai cũng nghĩ mình sẽ “bao dung”, sẽ “vì nhau” khi bước vào mối quan hệ nghiêm túc, nhưng có nếm trải rồi mới thấy: Để sống vì nhau, khó vô cùng! Và suy cho cùng lần nữa, sống là để hạnh phúc. Thế nên, hãy cân nhắc trước mọi quyết định. Bạn có kết hôn hay không, có ly hôn hay không thì trước nhất hãy hỏi bản thân: Nếu điều đó xảy ra, mình có (sẽ) hạnh phúc hay không?

Để lại phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *